Top 10 công cụ hỗ trợ bảo vệ và cách sử dụng

Công cụ hỗ trợ bảo vệ là dụng cụ hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh cũng như bảo vệ mục tiêu và bản thân. Vậy có những công cụ cần thiết nào? Dưới đây là top 10 công cụ hỗ trợ bảo vệ tốt nhất và cách sử dụng chúng.

Top 10 công cụ hỗ trợ dành cho bảo vệ chuyên nghiệp

Đèn pin

Đèn pin dùng để bảo vệ tuần tra ban đêm, ở những khu vực có hệ thống chiếu sáng kém.

Yêu cầu đối với việc sử dụng đèn pin:

– Luôn luôn giữ ở tình trạng sử dụng tốt.

– Lắp bóng đúng theo từng chủng loại.

– Tránh va chạm mạnh.

– Bàn giao khi thay ca phải kiểm tra cẩn thận.

Đèn pin là công cụ hỗ trợ bảo vệ đơn giản nhưng lại cực kỳ thiết yếu với bất kì bảo vệ nào

Bộ đàm

Bộ đàm là công cụ hỗ trợ bảo vệ hữu hiệu giúp nhân viên bảo vệ nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng có thể đưa ra được những phương án, quyết định hành động tối ưu và hiệu quả nhất. Máy bộ đàm cầm tay là thiết bị cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên bảo vệ. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được nên nó cực kỳ hữu dụng và tiện lợi.

Xem thêm: Công ty bảo vệ ở Bến Tre Thanh Bình Phú Mỹ uy tín 24/7

Xem thêm: Công ty bảo vệ ở Bình Phước Thanh Bình Phú Mỹ uy tín 24/7

Bộ đàm nhỏ gọn dành cho bảo vệ

Tất cả các máy bộ đàm cầm tay đều có nút PTT (Push to talk) nằm phía bên trái của máy. Khi muốn nói chuyện với các máy bộ đàm khác, nhân viên bảo vệ nhấn giữ nút PTT này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi, sau khi nói xong hãy thả nút này ra để nghe những thông tin phản hồi từ máy khác.

Súng điện

Súng điện là công cụ hỗ trợ đắc lực của nhân viên bảo vệ trong những tình huống nguy hiểm và khẩn cấp. Pháp luật quy định súng điện phải được cấp phép sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, nhân viên bảo vệ tại ngân hàng, khách sạn, vũ trường… những địa điểm nhạy cảm thường xảy ra cướp giật thì có thể sử dụng súng điện để làm công cụ hỗ trợ bảo vệ. Súng có khả năng phát ra một luồng điện mạnh khiến cho đối tượng bị tê liệt, giúp nhân viên bảo vệ dễ dàng khống chế, hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Dùi cui điện

Dùi cui điện là công cụ hỗ trợ bảo vệ có khả năng sát thương, gây nguy hiểm đến tính mạng người khác nên nhân viên bảo vệ phải được hướng dẫn kỹ trước khi sử dụng và không được lạm dụng vào những mục đích cá nhân. Dùi cui điện có thể phóng ra thành 3 khúc. Dụng cụ này có 3 nút chức năng như: chế độ chờ/ngưng điện, bật còi báo động, đánh điện. Sau khi sử dụng, nhân viên bảo vệ có thể thu gậy điện lại theo kích thước ban đầu.

Máy rà kim loại

Công cụ hỗ trợ bảo vệ này dùng để kiểm tra kim loại có trong người hoặc túi xách. Khi kiểm tra, nhân viên bảo vệ sẽ bấm nút và rà xung quanh người, từ trên xuống hoặc từ dưới lên, phía trước, sau, bên hông. Đặt máy cách thân người khoảng 10cm là thích hợp. Nếu người bị kiểm tra có mang theo kim loại trong người thì đèn sẽ nháy đỏ và có kêu báo động “tít tít”.

 

Máy rà kim loại cầm tay

Máy bấm tuần tra

Máy bấm tuần tra là công cụ hỗ trợ bảo vệ rất nhỏ gọn, không cần cài đặt, người bảo vệ cầm máy và đi qua các vị trí cần giám sát tuần tra, tích máy giám sát vào các chip tuần tra bảo vệ, sau đó thấy máy giám sát tuần tra bảo vệ kêu pip và hiển thị thời gian ở màn hình LCD là được.

Công cụ tự vệ

Bao gồm côn, gậy điện, súng bắn cao su,… tùy theo từng mục tiêu mà bảo vệ sẽ được trang bị những công cụ tự vệ khác nhau.

Bộ dụng cụ sơ cấp cứu

Một bộ gồm những dụng cụ đơn giản nhất để sơ cấp cứu như băng, gạc, cồn sát khuẩn, mặt nạ phòng độc,… sẽ rất cần thiết khi có người bị thương.

Điện thoại di động

Đây là công cụ hỗ trợ bảo vệ cơ bản mà bảo vệ nào cũng cần có nhằm liên lạc, báo cáo với khách hàng và công ty bảo vệ để xin chỉ đạo kịp thời.

Sổ ghi chép

Việc ghi chép cẩn thận và chi tiết những vấn đề, lưu ý trong quá trình công tác thể hiện tính chuyên nghiệp của một nhân viên bảo vệ. Điều này sẽ giúp cho việc xử lý vấn đề nhanh chóng, hạn chế những sai sót.

Quy định pháp luật về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo vệ

Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA thì những đơn vị chuyên nghiệp sẽ được phép sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ. Trong đó, các công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp được phép mua và sử dụng những dụng cụ như: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện. Để sử dụng dụng cụ hỗ trợ, các công ty bảo vệ nói trên phải nộp hồ sơ đề nghị được cấp Giấy phép tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bảo vệ cần có công cụ hỗ trợ

Một điều cần lưu ý là dụng cụ hỗ trợ chỉ được sử dụng khi có kế hoạch bài bản và trang bị cho nhân viên bảo vệ trong quá trình làm nhiệm vụ. Sau đó, phải bàn giao lại công cụ hỗ trợ cho bộ phận quản lý tại doanh nghiệp.

Không sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo vệ ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo hợp đồng do Giám đốc doanh nghiệp giao. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị... hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn.

Xem thêm bài viết: công ty dịch vụ bảo vệ uy tín

Các công ty dịch vụ bảo vệ phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ công cụ hỗ trợ bảo vệ và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp mình. Hàng năm, các công ty bảo vệ phải liên hệ với cơ quan Công an, lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ cho đội ngũ nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ, hãy liên hệ ngay với Công ty Bảo vệ Thanh Bình Phú Mỹ qua hotline: 0906120919 để được tư vấn.

G