Kiến thức về nghiệp vụ bảo vệ

1. Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là gì?

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động của một pháp nhân cụ thể sử dụng lực lượng và các phương tiện, công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân hay một pháp nhân khác (pháp nhân sử dụng dịch vụ bảo vệ) góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ. Là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ.

Vệ sĩ là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, hoạt động bảo vệ của họ nhằm hướng vào bảo vệ một con người cụ thể. Nhân viên bảo vệ đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, trong đó bảo vệ con người một cách chung nhất, còn vệ sĩ là bảo vệ con người cụ thể.

2. Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp có các đặc điểm gì?

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động thống nhất của một hệ thống bao gồm tập thể những nhân viên và người chỉ huy, theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đạt được mục đích đặt ra là giữ gìn an ninh trật tự cho đối tượng bảo vệ.

Hoạt động bảo vệ là một hoạt động của lực lượng được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. khác với các hình thức bảo vệ không chuyên nghiệp, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ, lý lịch, trình độ văn hoá và được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ.

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đây là hoạt động có liên quan đến tính mạng, tài sản đến quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy yêu cầu tuân thủ pháp luật là yêu cầu đặc trưng của hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp. các chức danh và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải hành động theo quy định của pháp luật khuôn khổ đạo đức xã hội cho phép.

Xem thêm: Công ty bảo vệ ở Long An Thanh Bình Phú Mỹ uy tín 24/7

Xem thêm: Công ty bảo vệ ở Tây Ninh Thanh Bình Phú Mỹ uy tín 24/7

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp luôn phải thích ứng và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp, đối tượng tiếp xúc của đối tác bảo vệ chuyên nghiệp rất phức tạp, trong nhiều tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của nhân viên bảo vệ vì vậy cần phải sáng suốt, dũng  cảm và  mưu trí ứng phó với những tình huống phức tạp cụ thể.

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp mang tính nhân bản cao, với mục tiêu là giữ gìn tính mạng, tài sản, chống lại các hoạt động xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, đảm bảo bình yên cho đời sống xã hội. Trong thực tế đã có nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, vì thế hoạt động này mang tính nhân bản cao.

3. Nghiệp vụ bảo vệ là gì? Bao gồm những nội dung cơ bản gì?

Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp.

Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm các nội dung sau:

- Biện pháp hành chính.

- Biện pháp quần chúng.

- Biện pháp tuần tra, canh gác.

4. Nguyên tắc làm việc của nhân viên bảo vệ

Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thì nhân viên bảo vệ cần tuân thủ lề lối làm việc như sau:

- Khi làm nhiệm vụ phải tiến hành công khai.

- Phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và người đứng đầu cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp.

- Luôn có tinh thần hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ chung, lợi ích và mục đích chung.

- Luôn sẵn sàng đối phó với đối tượng xấu, trong mọi tình huống phải dũng cảm và nỗ lực hết khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Thực hiện đúng quy trình đã được bồi dưỡng huấn luyện.

- Khi thực hiện nhiệm vụ luôn giữ thông tin với cấp trên trực tiếp. Không thực hiện hoạt động ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

- Phải cộng tác tích cực với cơ quan công an với vấn đề an ninh trật tự,  phòng chống cháy nổ.

Tham khảo: Công ty bảo vệ uy tín tại Bình Dương

5. Canh gác là gì? Mục đính và yêu cầu hoạt động canh gác của nhân viên bảo vệ?

Theo từ điển tiếng Việt, canh gác là trông coi để giữ, để bảo vệ, phòng bất trắc. Như vậy, canh gác của nhân viên bảo vệ là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ nhằm cảnh giới và bảo vệ những khu vực, mục tiêu trong cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp nhằm bảo đảm ANTT, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích: là nhằm bảo đảm ANTT trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp (thuộc phạm vi mục tiêu canh gác) trong mọi tình huống, nhưng không làm ảnh hưởng các hoạt động bình thường; nắm vững tình hình liên quan đến an ninh các diễn biến và các đối tượng cần chú ý đảm bảo việc chấp hành nội quy bảo vệ cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp. Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời nhanh chóng tham gia hoạt động PCCC đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Yêu cầu: nắm vững những biến động liên quan đến ANTT và hoạt động hiện tại trong mục tiêu canh gác, nắm địa bàn địa vật, khu vực trọng yếu, những địa điểm trọng tâm những vấn đề bất thường trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp và các đối tượng cần chú ý về ANTT nắm và từng bước nhớ mặt, biết tên, những người có trách nhiệm, những người thường xuyên ra vào giao dịch; nắm được đặc điểm các loại phương tiện các loại giấy tờ trong việc lưu hành, trong việc đi lại trong quan hệ công tác và những giấy tờ ban hành trong nội bộ, trong cơ quan, xí nghiệp mình; nắm vững và chấp hành pháp luật liên quan đến bảo vệ ANTT, nắm vững các diễn biến của các đối tượng, cần chú ý và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời nhanh chóng tham gia hoạt động  PCCC bảo đảm tính mạng và tài sản.

6. Mục tiêu cần bảo vệ của lực lượng bảo vệ là gì? Có những loại mục tiêu bảo vệ cơ bản nào?

Mục tiêu cần bảo vệ: Những khu vực, địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp cụ thể mà lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động diễn ra bình thường.

Phân loại: Căn cứ trên các phương diện khác nhau để phân loại, nhưng nhìn chung mục tiêu cần bảo vệ bao gồm mục tiêu cố định và mục tiêu di động.

Mục tiêu cố định là những mục tiêu không có sự chuyển động về không gian, địa điểm. Mục tiêu cố định gồm các loại:

- Mục tiêu chứa đựng nhiều tài sản: Như ngân hàng, kho bạc, cửa hàng kim hoàn và các nơi có tài sản khác.

- Mục tiêu chứa đựng công nghệ kỹ thuật, sở hữu công nghệ như: nhà máy điện, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến có công nghệ hiện đại.

- Mục tiêu là nơi tụ tập đông người: Là những nơi có đông người tụ tập với mục đích đa dạng nhưng thường tương đối đồng nhất ở những mục tiêu nhất định như: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, bến xe, nhà ga…..

- Các mục tiêu là cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là các công trình phục vụ phúc lợi xã hội nhưng là cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: cầu, cống, bến phà…và các công trình văn hoá, di tích lịch sử như tượng đài, lăn mộ…

- Các mục tiêu đặc thù khác: Mục tiêu dưới mặt đất như bãi giữ xe ngầm, các công trình nằm phía dưới mặt đất; Các mục tiêu trên cao như: nhà cao tầng, cáp treo,… và các mục tiêu trên mặt nước.

- Mục tiêu di động: Là những mục tiêu có sự chuyển động về không gian và vị trí địa lý. Mục tiêu di động bao gồm hàng hoá có giá trị được vận chuyển bằng các loại phương tiện vận tải và con người.

Trên thực tế còn có thể có mục tiêu mang tình chất hỗn hợp, tức là mang một số tính chất của mục tiêu cố định, hoặc vừa cố định, vừa chuyển động.

7. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu?

Nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên bảo vệ mục tiêu cố định: Mở đóng cổng, kiểm soát giấy tờ ra vào đối với cán bộ, nhân viên và những người có giao dịch; Đăng ký sổ sách và hướng dẫn giải quyết những trường hợp đến  quan hệ công tác gặp gỡ thân nhân; Kiểm soát phương tiện, đồ vật hành lý của mọi người khi ra vào nếu phát hiện nghi vấn thì yêu cầu kiểm tra, có dấu hiệu phạm pháp thì tạm giữ để làm rõ, phát hiện phạm tội quả tang tiến hành lập biên bản, báo cáo người đứng đầu giải quyết; Quan sát, phát hiện những người lạ mặt trà trộn trong cán bộ, nhân viên ra vào; Tổ chức giữ gìn trật tự, phát hiện ngăn chặn những phần tử có hành động gây rối trật tự công cộng, sẵn sàng đối phó với các hành vi vi phạm

Nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên bảo vệ mục tiêu di động: Tổ chức áp tải, phát hiện, ngăn chặn, trấn áp mọi hành vi xâm hại đến mục tiêu; Thường xuyên kiểm tra phương tiện vận chuyển và đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ; Bảo vệ, giám sát chặt chẽ các khâu giao nhận, bốc xếp, phát hiện những sơ hở, thiếu sót kịp thời ngăn chặn, khắc phục; Thực hiện các phương án bảo vệ, đối phó, giải quyết những vấn đề liên quan đến sự an toàn của mục tiêu cần bảo vệ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Đối với mục tiêu là yếu nhân (nhân vật quan trọng, VIP) cần bảo vệ: Luôn sẵn sàng đối phó với các hành vi xâm hại đến người cần bảo vệ; Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, ảnh hưởng xấu đến người cần bảo vệ; Chú ý đến các hoạt động quay phim, chụp ảnh và những người ra vào gặp gỡ, mục đích của họ và các phương tiện mang theo người khi tiếp xúc với người cần bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản theo người. Trong những trường hợp cần thiết phải báo cáo cấp trên và cơ quan Công an nơi gần nhất.

8. Khi bảo vệ các chuyến hàng cần nắm vững các vấn đề gì?

Việc bảo vệ các chuyến hàng hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng phương tiện là xe ô tô và xe mô tô. Quá trình bảo vệ cần lưu ý nắm vững các vấn đề sau đây:

- Luôn lấy mục tiêu hàng đầu là bảo vệ an toàn các chuyến hàng.

- Tuyệt đối giữ bí mật về tên hàng, loại hàng, chủng loại, số lượng, địa điểm giao và nhận. Chỉ liên hệ với người có trách nhiệm trực tiếp.

- Giữ bí mật về lộ trình, tuyến đường và tuyệt đối tuân thủ kế hoạch vận chuyển.

- Sắp xếp, bố trí phương tiện vận chuyển tuỳ thuộc vào số lượng và tuyến đường nhưng nhìn chung nên sử dụng xe ô tô và các phương tiện cơ giới nhằm đảm bảo an toàn, chỉ vận chuyển bằng xe gắn máy với lượng hàng ít, quãng đường ngắn, phải phân công bố trí phương tiện áp tải.

- Trường hợp vận chuyển nhiều phương tiện, người chỉ huy phải ngồi trên phương tiện đầu tiên, cấp phó ở phương tiện sau cùng, tuỳ thuộc vào số lượng phương tiện và lực lượng bảo vệ để phân công cho phù hợp. Trên đường đi các phương tiện giữ vận tốc đều và tuân thủ kế hoạch lộ trình. Đối với xe gắn máy cự lý từ 20m đến 100m, xe ô tô từ 40m đến 200m, tuy nhiên phù thuộc vào từng khu vực nhưng đảm bảo xe sau quan sát được phía sau xe trước.

- Khi đi qua các đoạn đường vắng và khu dân cư đông đúc phải luôn quan sát, nâng cao tinh thần cảnh giác. Chỉ dừng phương tiện trong trường hợp bất khả kháng sau đó phải thông tin ngay cho cấp trên.

- Khi phương tiện đậu, đỗ cần cử người canh gác thường xuyên, bố trí, sắp xếp các phương tiện để quan sát, thuận lợi.

- Nắm vững địa điểm, số điện thoại của các trạm, chốt, trụ sở của cơ quan Công an trên tuyến đường, khi cần thiết có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

- Luôn giữ vững thông tin liên lạc, đảm bảo trao đổi thông tin xuyên suốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận chuyển chuyến hàng.

- Trên đây là những vấn đề cơ bản cần nắm vững trong khi vận chuyển các chuyến hàng bằng xe mô tô và xe ô tô.

9. Khi bảo vệ yếu nhân cần nắm vững các vấn đề gì?

Yếu nhân được hiểu là nhân vật quan trọng, bao gồm lãnh đạo,người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, ngôi sao ca nhạc, điện ảnh và những người có nhu cầu bảo vệ chuyên nghiệp, những người này được gọi chung là người được bảo vệ và người bảo vệ được gọi là vệ sĩ. Khi tiến hành hoạt động bảo vệ yếu nhân, bảo vệ sự kiện quan trọng, vệ sĩ cần chú ý nắm vững các vấn đề sau:

- Luôn lấy mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ làm hàng đầu (bao gồm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản theo họ và các hoạt động bình thường của người được bảo vệ…)

- Hiểu rõ tính cách, thói quen, sở trường và hoạt động chủ yếu của người được bảo vệ. Chú ý hoạt động có yêu cầu bảo vệ như đi lại, hội họp, tiếp xúc với công chúng, đi tham quan, du lịch…

- Nắm vững các mối quan hệ xã hội, gia đình. Đặc biệt, chú ý những mối quan hệ quan trọng và thường xuyên, những người mà họ thường gặp gỡ, những người có ảnh hưởng, chi phối người được bảo vệ, chi phối đến các hoạt động của họ.

- Thường xuyên xây dựng mối quan hệ giao tiếp với người được bảo vệ, trao đổi các nội dung và yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ. Đề nghị người được bảo vệ thực hiện các yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ. Ngoài ra còn trao đổi những vấn đề khác tạo môi trường thân thiện, hoà hợp, tin tưởng và tâm lý yên tâm cho người được bảo vệ. Để thực hiện tốt điều này vệ sĩ phải được bồi dưỡng, học tập, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp và tâm lý giao tiếp.

Xem thêm: Top 10 công ty dịch vụ bảo vệ uy tín tại TPHCM chuyên nghiệp

- Nắm vững được các hoạt động thường xuyên và một số phạm vi công việc của người được bảo vệ, nhằm chủ động thực hiện các hoạt động và yêu cầu bảo vệ, tránh bị thụ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Khi đến một nơi cụ thể cần khẩn trương quan sát, xác định lối ra vào, lối thoát hiểm, đặc biệt ở các mục tiêu đặc thù như ở trên cao, dưới hầm sâu, trên mặt nước…chú ý những biểu hiện bất thường để chủ động có biện pháp cảnh giới.

- Tuỳ thuộc vào các hoạt động cụ thể của người được bảo vệ như tham quan du lịch, hội họp, hội thảo, tiếp xúc với công chứng… mà giữ khoảng cách nhất định tuy nhiên không quá 5m. Luôn trong tư thế che chắn đối với người được bảo vệ và sẵn sàng đối phó các hoạt động xâm hại đến người được bảo vệ.

- Nắm vững địa điểm, số điện thoại của các trạm, chốt, trụ sở của cơ quan Công an trên tuyến đường, những khu vực mà người bảo vệ thường có mặt để khi cần thiết có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

- Luôn giữ vững thông tin liên lạc với cấp trên, đảm bảo trao đổi với cấp trên, đảm bảo trao đổi thông suốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động bảo vệ yếu nhân.

- Nên thực hiện hoá trang dưới vai trò trợ lý, thư ký hoặc người giúp việc…để trở thành người đồng hành với người được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động cụ thể trong quá trình bảo vệ. Luôn dũng cảm tự tin và chủ động đối phó với các tình huống nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ.

Trên thực tế, việc bảo vệ yếu nhân là rất quan trọng và phức tạp. Đòi hỏi năng lực của vệ sĩ và sự hợp tác của người được bảo vệ. Số lượng người bảo vệ tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và yêu cầu được bảo vệ mà bố trí, sắp xếp hợp lý. Vệ sĩ cần có khả năng cao về thể chất và tinh thần, đáp ứng với tất cả các tình huống trong giao tiếp xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và chính bản thân người bảo vệ.

10. Hoạt động tuần tra là gì? Ý nghĩa và yêu cầu của hoạt động này?

Tuần tra của lực lượng bảo vệ : là công tác của lực lượng bảo vệ được tiến hành ở các mục tiêu quan trọng trên địa bàn  phức tạp vê an ninh, trật tự cần bảo vệ để phòng ngừa ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hành vi xâm hại đến mục tiêu, bảo vệ an toàn cho mục tiêu. 

Ý nghĩa, tác dụng: Tuần tra là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng bảo vệ an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ, hỗ trợ đắc lực cho công tác canh gác đồng thời phát hiện những sơ hở thiếu sót liên quan đến bảo vệ mục tiêu.

Yêu cầu của công tác tuần tra:

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho cán bộ, nhân viên chủ chốt, chủ động chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.

- Khi tuần tra luôn luôn quan sát phát hiện những vấn đề bất thường, luôn giữ bí mật và tạo bất ngờ cho đối phương, nhất là tại những vị trí xung yếu, khúc quanh co, cầu cống, những địa điểm phức tạp.

- Khi giám sát kiểm tra người theo đúng quy định, không được tuỳ tiện.

- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ, những qui định của pháp luật, nội quy, qui tắc của địa phương.

- Sử dụng vũ lực và phương tiện, biện pháp đúng theo qui định của pháp luật.

- Lập biên bản và những giấy tờ đúng theo mẫu qui định của pháp luật.

11. Khi tiến hành hoạt động tuần tra nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Nhiệm vụ: Tiến hành tuần tra bên trong và bên ngoài hàng rào, ranh giới mục tiêu bảo vệ, chú ý kho, bến bãi, cơ sở sản xuất để phát hiện, bắt giữ lập biên bản những người có hành động chui, leo vượt tường rào, đột nhập vào khu vực bảo vệ; phát hiện ngăn chặn những người có hành vi phạm tội như: phá hoại, trộm cắp tài sản, gây rối làm mất trật tự..và phát hiện những sự cố máy móc, cháy nổ, những hiện tượng không bình thường, không an toàn ở khu vực bảo vệ.

G